Tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản, người lao động không chỉ được làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp mà còn được hưởng mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. Vậy làm thế nào để đủ điều kiện tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản? Các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng bao gồm những ngành nghề gì? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều nhất
Tỉ lệ dân số già hóa nhanh khiến cho Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn Kỹ sư trẻ trong nước. Vì vậy Nhật Bản đã đưa ra giải pháp: tuyển dụng lao động, Kỹ sư nước ngoài. Đây là cơ hội dành cho những lao động trẻ Việt Nam có kinh nghiệm và mong muốn được sang Nhật làm việc. Cùng điểm qua các ngành Kỹ sư Nhật Bản được tuyển dụng nhiều trong những năm gần đây:
Kỹ sư hệ thống
Kỹ sư hệ thống là người chịu trách nhiệm vận hành và đảm bảo cho hệ thống được duy trì một cách ổn định. Để hoàn thành công việc được giao, các Kỹ sư hệ thống bắt buộc phải nắm rõ kiến thức về các lĩnh vực bao gồm khoa học máy tính, nguyên tắc kỹ thuật và phân tích toán học. Theo đó công việc chính của một Kỹ sư hệ thống sẽ bao gồm:
- Hỗ trợ lập kế hoạch, nghiên cứu, quản lý, giám sát và bảo trì dự án;
- Trao đổi, tiếp nhận và thực hiện dự án theo yêu cầu của khách hàng;
- Quản lý thi công công trình xây dựng;
- Thiết kế nội – ngoại thất;
- Thi công công trình dân dụng, cầu đường, hệ thống xử lý nước.
Kỹ sư hệ thống là một công việc đòi hỏi người lao động phải am hiểu về nhiều về lĩnh vực khoa học khác nhau.
Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí là người chế tạo và vận hành các loại thiết bị máy móc nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành học và vị trí công việc cụ thể mà Kỹ sư cơ khí Nhật Bản sẽ có một trong số các kỹ năng sau:
- Gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí;
- Vận hành, lắp ráp, bảo trì các hệ thống và thiết bị cơ khí;
- Đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; sử dụng thành thạo công nghệ máy tính CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy;
- Lập trình gia công máy CNC.
Kỹ sư điện dân dụng
Để trở thành một Kỹ sư điện dân dụng, người lao động phải nắm rõ kiến thức về các loại thiết bị điện, từ đó xây dựng nên một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, kiểm soát và vận hành các loại thiết bị điện một cách tối ưu nhất. Để đáp ứng yêu cầu của công việc, Kỹ sư điện cần phải biết:
- Lập kế hoạch bảo trì cho toàn bộ các thiết bị điện;
- Cập nhật dữ liệu và lên kế hoạch sử dụng các thiết bị điện tối ưu nhất;
- Đề xuất giải pháp vừa tiết kiệm điện vừa giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp;
- Sửa chữa/giải quyết những sự cố xảy ra có liên quan đến máy móc và các thiết bị điện.
Kỹ sư xây dựng
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách, Nhật Bản đã chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng các công trình kiến trúc, hệ thống cầu đường, giao thông tiên tiến hiện đại. Những Kỹ sư xây dựng sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, quản lý dự án, thi công các công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra các Kỹ sư xây dựng còn phải:
- Giám sát công trình xây dựng;
- Lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát nguồn nhân lực, nguồn vật liệu, kế hoạch kinh doanh và nguồn lực khác;
- Đề xuất giải pháp hợp lý về chi phí, thời gian và chất lượng dự án.
Ngoài các ngành Kỹ sư nêu trên, còn nhiều ngành khác như Kỹ sư ô tô, Kỹ sư IT, Kỹ sư xử lý nước, Kỹ sư điện tử, Kỹ sư dầu khí, Kỹ sư môi trường… cũng là những lựa chọn phổ biến và được tuyển dụng nhiều trong chương trình Kỹ sư Nhật Bản.
Điều kiện để tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản
Để tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản, người lao động cần đáp ứng một số điều kiện nhất định. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản:
- Là công dân Việt Nam;
- Độ tuổi từ 18-30 (đối với một số ngành nghề có thể mở rộng độ tuổi);
- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên;
- Có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam (đối với một số ngành nghề);
- Có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề đăng ký;
- Tiếng Nhật tương đương N4 trở lên;
- Không có tiền án tiền sự, không nghiện ma túy, không có bệnh truyền nhiễm;
Các điều kiện cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng chương trình cụ thể và từng đợt tuyển dụng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tâm Việt để được tư vấn cụ thể.
Quy trình tuyển dụng và hồ sơ cần chuẩn bị
Quy trình tuyển dụng trong chương trình Kỹ sư Nhật Bản thường bao gồm các bước sau:
- Đăng ký tham gia chương trình qua các trang web chính thức hoặc liên hệ trực tiếp với đơn vị tuyển dụng;
- Tham gia buổi phỏng vấn để đánh giá kiến thức chuyên môn, khả năng tiếng Nhật và các yếu tố khác;
- Nếu được chọn, người lao động sẽ tham gia đào tạo tiếng Nhật và chuẩn bị các thủ tục trước khi sang Nhật Bản;
- Xuất cảnh và bắt đầu công việc tại Nhật Bản.
Hồ sơ cần chuẩn bị thường bao gồm:
- Đơn đăng ký tham gia chương trình;
- Sơ yếu lý lịch cá nhân;
- Bản sao công chứng bằng cấp, chứng chỉ, bảng điểm;
- Bản sao hộ chiếu và ảnh 4×6 (theo quy định);
- Giấy khám sức khỏe (theo mẫu quy định);
- Các giấy tờ khác tùy thời điểm.
Ngoài ra, cần phải chuẩn bị kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về ngành nghề cụ thể mà bạn muốn tham gia, cũng như nắm vững ít nhất một số kỹ năng cơ bản về tiếng Nhật để đảm bảo giao tiếp trong môi trường làm việc.