Chương trình Thực tập kỹ năng là gì? [1]
Là chương trình do chính phủ Nhật Bản đưa ra với mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển với các ngành nghề trong lĩnh vực sản xuất thông qua tổ chức lao động làm việc tại Nhật Bản để sau khi về nước trở thành nguồn nhân lực trình độ cao trong ngành nghề được đào tạo. Trong đó, người lao động được gọi là Thực tập sinh.
Mục đích Chương trình Thực tập kỹ năng [2]
Chế độ thực tập kỹ năng cho người nước ngoài là một cơ chế đào tạo kỹ năng về nghề nghiệp cho những người lao động nước ngoài từ 16 đến 50 tuổi tại các doanh nghiệp Nhật Bản với tư cách là những thực tập sinh kỹ năng, giúp họ vận dụng thuần thục các kỹ năng đã được học vào thực tiễn để sau khi về nước, họ có thể vận dụng được những kiến thức và kỹ năng đã học và thực hành này vào giúp cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước mình. Nói cách khác, mục đích của chế độ này là đào tạo nguồn nhân lực cống hiến cho sự phát triển công nghiệp của các nước thông qua việc áp dụng các kỹ thuật của Nhật Bản.
Hình thức thực hiện Chương trình Thực tập kỹ năng
Việc tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng được chia làm 2 hình thức là “Hình thức đoàn thể tiếp nhận” và “Hình thức doanh nghiệp tự tiếp nhận”.
Các hình thức tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng
- Hình thức tiếp nhận thông qua tổ chức giám sát
- Hình thức công ty độc lập tự tiếp nhận
Trong khuôn khổ cẩm nang tư vấn sản phẩm dịch vụ của Tâm Việt Group, nội dung trình bày sẽ tập trung làm rõ Chương trình Thực tập kỹ năng theo “Hình thức tiếp nhận thông qua tổ chức giám sát”, nghĩa là hình thức các đoàn thể tiếp nhận của Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng thông qua cơ quan phái cử nước ngoài.
[1] Theo Cục Xuất Nhập cảnh Nhật Bản
[2] Theo JITCO
Các tổ chức có liên quan
Tổ chức JITCO
JITCO được thành lập năm 1991 bởi Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải và Du lịch, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi, Bộ Kinh tế, Bộ Thương mại công nghiệp và Đất đai.
JITCO không thuộc quyền quản lý của Chính phủ Nhật Bản và không có thẩm quyền trong việc chế tài và xử phạt các Công ty tiếp nhận hay Tổ chức giám sát khi họ vi phạm hợp động và quyền lợi của Thực tập sinh.
Vai trò của JITCO bao gồm:
- Quản lý và đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, hỗ trợ Thực tập sinh tại Nhật trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt trong các vấn đề vướng mắc, tranh chấp với Công ty tiếp nhận hay Tổ chức giám sát tại Nhật Bản.
- Hướng dẫn các Công ty phái cử của các nước cũng như các Công ty tiếp nhận, đoàn thể tư nhân đang thực hiện việc tiếp nhận Thực tập sinh để thực hiện Chương trình Thực tập sinh được tiến hành tốt.
- Hướng dẫn và hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi pháp lý cho Thực tập sinh theo quy định của pháp luật Nhật Bản, đồng thời tư vấn, giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải khi sống và làm việc tại Nhật Bản.
- Hỗ trợ các Công ty tiếp nhận, Thực tập sinh và các Công ty phái cử để nâng cao hiệu quả của Chương trình Thực tập kỹ năng.
Tổ chức OTIT
Sau khi ban hành chính thức chính sách dành cho Thực tập sinh ngày 1/11/2017, chính phủ Nhật thành lập một tổ chức có quyền hạn pháp lý thực thi những quy định trong chính sách này. Do đó, OTIT ra đời thay thế cho JITCO giúp tạo ra một quy trình pháp lý thống nhất; có lợi cho TTS nước ngoài khi đến Nhật sinh sống vào làm việc.
Cũng giống với JITCO, OTIT có vai trò trong việc giữ và bảo vệ quyền lợi tối thiểu của TTS đồng thời phát triển thêm nguồn nhân lực cho Nhật Bản. Bên cạnh đó, vì là một tổ chức được chính phủ quản lý, bảo vệ cho toàn bộ quyền lợi của Thực tập sinh trên toàn thế giới tại Nhật Bản. OTIT có thêm những quyền hạn trong việc:
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá các Công ty tiếp nhận, Tổ chức giám sát tại Nhật để đưa ra quyết định họ có đủ điều kiện và năng lực tiếp nhận các Thực tập sinh kỹ năng hay không.
- Được quyền chế tài, hạn chế các Tổ chức giám sát, Công ty tiếp nhận vi phạm việc tuyển dụng Thực tập sinh.
- Có quyền thương thuyết và đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quyết định thu hồi giấy phép của các Công ty phái cử có nhiều sai phạm.
- Cùng với những quyền hạn trên, OTIT cũng có trách nhiệm hỗ trợ NLĐ khi họ gặp các vấn đề liên quan tới pháp lý tại Nhật, hỗ trợ họ giải quyết, đòi lại vấn đề về lương, chế độ phúc lợi khi CTTN TTS thực hiện không đúng điều luật trong hợp đồng.
Công ty phái cử
Công ty phái cử hợp tác với các Tổ chức giám sát tại Nhật Bản để tìm kiếm, phỏng vấn và tuyển chọn các ứng viên phù hợp với yêu cầu của các Công ty tiếp nhận. Công ty phái cử có vai trò tiếp nhận lao động và chịu trách nhiệm quản lý lao động trong suốt thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Công ty tiến cử
Để triển khai Chương trình Thực tập kỹ năng tại Nhật Bản diễn ra đúng quy trình và theo đúng lý thuyết mục đích đặt ra: “những người có kinh nghiệm, nghiệp vụ phải làm đúng ngành nghề, nghiệp vụ tại Nhật Bản”. Cho nên để hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh Thực tập sinh cần được xác nhận kinh nghiệm công việc bởi Công ty tiến cử.
Tổ chức giám sát (Nghiệp đoàn)
Các Công ty tiếp nhận tại Nhật Bản khi có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài cần có sự hỗ trợ của các Tổ chức giám sát để thực hiện các công việc như:
- Liên hệ với các Công ty phái cử để tuyển dụng người lao động mới.
- Đại diện cho Công ty tiếp nhận để trao đổi thông tin, thỏa thuận hợp tác với Công ty phái cử.
- Cùng phỏng vấn, tuyển chọn người lao động với Công ty phái cử và Công ty tiếp nhận.
Quản lý người lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản.
Công ty tiếp nhận
Các Công ty tiếp nhận sẽ thông qua Tổ chức giám sát để kết nối với các Công ty phái cử tìm kiếm người lao động ở Việt Nam. Có nhiệm vụ quản lý và đào tạo Thực tập sinh trong suốt quá trình học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế
Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế là pháp nhân được cấp phép thành lập căn cứ theo Luật thực tập kỹ năng, trực thuộc Bộ tư pháp và Bộ lao động, phúc lợi.
Hiệp hội có quyền hạn và vai trò như sau:
A: Quyền hạn của Hiệp hội đối với Đơn vị quản lý
- Tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện của Đơn vị quản lý
- Kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện, kiểm tra theo nội dung được tố cáo
- Yêu cầu Đơn vị quản lý báo cáo
B: Quyền hạn của Hiệp hội đối với Đơn vị tiến hành thực tập
- Chứng nhận Kế hoạch thực tập kỹ năng
- Tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện của Đơn vị tiến hành thực tập Kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện, kiểm tra theo nội dung được tố cáo
- Yêu cầu Đơn vị tiến hành thực tập báo cáo
- Thụ lý khai báo của Đơn vị tiến hành thực tập
C: Vai trò của Hiệp hội đối với thực tập sinh kỹ năng
- Trả lời tư vấn, tố cáo bằng tiếng mẹ đẻ
- Tư vấn qua điện thoại
- Tư vấn qua email, có thể sử dụng mẫu email từ mục Tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ trên trang chủ của Hiệp hội.
- Tư vấn, tố cáo tại trụ sở chính, văn phòng địa phương, chi nhánh
- Hỗ trợ thay đổi nơi thực tập
Lưu ý: Tiến hành hỗ trợ trong các trường hợp như dưới đây: